Với người Việt Nam nói chung và người dân các tỉnh miền Bắc nói riêng, rượu nếp có lẽ đã không còn là cái tên xa lạ. Mỗi dịp Tết đến xuân về, gia đình sum vầy với những ly rượu chúc nhau một năm mới hạnh phúc, bình an từ lâu đã là một nét văn hóa đặc trưng không thể lẫn ở đâu khác. Rượu nếp với hương nếp cay nồng pha chút ngọt dịu của sữa gạo chắc chắn đã để lại ấn tượng trong rất nhiều người không chỉ trong nước mà còn cả các bạn bè quốc tế. Vậy rượu nếp được chế tạo như thế nào và trải qua những giai đoạn nào trước khi đến tay người dùng chúng ta? Hãy cùng Thungruou.net tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Rượu nếp là gì?
Mục lục
Tuy đã rất quen thuộc song dành cho những ai chưa biết đến thì rượu nếp là loại rượu truyền thống của Việt Nam. Rượu được làm ra bằng cách lên men gạo nếp trong thời gian nhất định. Hạt gạo làm rượu nếp được ủ với nguyên vỏ lụa và lớp cám – hai thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Chính vì thế, không chỉ là một món giải khát, để uống “chén chú chén anh” trong những cuộc vui mà rượu nếp truyền thống còn tốt cho sức khỏe khi chức các dưỡng chất như protein, lipid, các nguyên tố vi lượng hay hàm lượng lớn vitamin đặc biệt là vitamin B1.
Xem thêm: Top các loại rượu nhẹ dễ uống được tin dùng
Một số công dụng của rượu nếp
Như đã nói ở trên, rượu nếp được lên men hoàn toàn tự nhiên với các loại gạo nếp nguyên cám cùng các chất có lợi cho cơ thể. Dưới đây là một vài công dụng của rượu nếp có thể sẽ khiến bạn bất ngờ.
Giúp cơ thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Chính những thành phần nêu trên như lipid, vitamin B hay các khoáng chất, chất xơ khác có trong gạo từ quá trình lên men đã đem đến hiệu quả ngăn ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả cho con người. Các loại gạo làm rượu nếp có thể sử dụng linh hoạt từ nếp cẩm, nếp cái hoa vàng… xong đều cho ra hiệu quả khá tương tự nhau.
Bồi bổ cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa
Rượu nếp với hương cay nồng của gạo nếp lên men và hậu vị ngọt dịu dàng được nhiều người đánh giá cao trong khả năng đánh thức các giác quan cung như kích thích quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Điều này vừa giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn, lại vừa giảm các ảnh hưởng của cholesterol xấu đến với cơ thể.
Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh
Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những bệnh lý mà khá nhiều người gặp phải trong đời sống ngày nay. Một số biểu hiện của cơ bản của bệnh có thể kể đến như hoa mắt, chóng mắt, ù tai… Trong rượu nếp lại chứa hàm lượng sắt tương đối lớn, nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng có thể góp phần giúp người bệnh giảm thiểu tình trạng này.
Được sử dụng như một bài thuốc Đông Y
Từ xa xưa, các vị thầy thuốc Đông Y đã sử dụng gạo nếp như một bài thuốc hiệu quả để chữa các bệnh về đường ruột, trực tràng… Điều này được giải thích là do trong hạt gạo nếp chứa rất nhiều các chất xơ không hòa tan, cùng với tính ẩm, vị ngọt dịu lên men giúp cho rượu làm ấm bụng người dùng.
Sơ lược cách làm rượu nếp
Để làm rượu nếp, người làm chỉ cần chuẩn bị 3 nguyên liệu rất đơn giản là gạo nếp, men và đường. Sau khi xử lý, giã nhỏ men rượu và lọc kỹ càng, men được trộn cùng với đường để chuẩn bị cho các bước sau.
Bước 1: Trộn nếp với men
Để có được một mẻ rượu ngon trước hết người làm phải chọn được loại nếp ngon. Ngày nay, người ta thường dùng nếp cẩm, nếp cái… và loại được nhiều người ưa thích nhất là nếp cái hoa vàng. Gạo nếp ngon làm dùng để làm rượu sau khi vo sạch sẽ được ngâm trong 3 tiếng đồng hồ trước khi nếu chín thành xôi ẩm.
Sau khi đã có xôi nếp, người ta để nguội xôi trên một mặt mâm to đã bọc màng thực phẩm để tránh bị chết men trong quá trình trộn. Sau khi gạo nguội hẳn, người làm sẽ tiến hành rải men đã giã lên trên trộn đều sau đó vo xôi chứa men lại thành những viên tròn.
Bước 2: Ủ nếp
Những viên xôi sau khi vo sẽ được cho vào một hũ thủy tinh sạch và nén chặt, miệng bịt kín để ủ trong từ 2 đến 3 ngày để men phát huy tác dụng. Sau thời gian này, hỗn hợp nước đường với tỉ lệ 500ml nước – 30g đường đun tan để nguội được thêm vào hũ và ủ thêm 1 người nữa.
Bước 3: Chắt rượu
Thời gian ủ rượu nếp sau 1 ngày còn lại kết thúc cũng là lúc người làm có thể thu hoạch những mẻ rượu đầu tiên. Chúng ta đã có thể mở hũ lên men để lấy rượu và đừng quên vắt kiệt cả phần nếp. Rượu sau thu hoạch sẽ được cất trữ ở nơi mát mẻ.
Rượu nếp thành phẩm nếu thành công sẽ cho ra cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi kèm theo vị ngọt và đậm đà của gạo nếp lên men.
Uống rượu nếp có say không?
Rượu nếp được trải qua quá trình lên men và nấu tự nhiên hoàn toàn từ cơm nếp nên nồng độ cồn sẽ cao hơn so với rượu trắng. Tùy vào trình độ nấu cũng như thời gian chưng cất mà nồng độ này sẽ giao động từ 35 – 45 độ.
Tất nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt và rượu cũng vậy. Nếu uống quá nhiều chắc chắn sẽ vẫn say cũng như các lợi ích với sức khỏe cũng bị giảm, thậm chí là quay người gây hại trở lại. Chính vì thế, người ta thường chỉ uống 3 chén nhỏ (25ml) cho mỗi ngày. Khi uống, hãy uống với ngụm nhỏ để thưởng thức tinh hoa được chắt chiu trong rượu.
Trên đây là bài viết của Thungruou.net về rượu nếp. Nếu thấy bài viết này thú vị, đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi trong thời gian tới để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào. Khách hàng có nhu cầu tìm mua các loại thùng ngâm rượu cũng đừng ngần ngại liên hệ với Thungruou.net theo thông tin ngay tại đây.
Xem thêm: THÙNG RƯỢU GỖ SỒI
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Rượu nếp”