Rượu ngâm trong thùng gỗ sồi có tốt như lời đồn?

Tìm hiểu chung về thùng rượu gỗ sồi tại quận Nam Từ Liêm 

Rượu ngâm trong thùng gỗ sồi có tốt không? Cách ngâm rượu trong các thùng đựng rượu bằng gỗ sồi như thế nào? Tại sao nên dùng thùng gỗ sồi ngâm rượu?

Hiện nay, việc ngâm rượu trong các thùng gỗ sồi đã trở nên vô cùng quen thuộc tại Việt Nam, đặc biệt với những người sành rượu. Không chỉ các loại rượu vang mà các loại rượu truyền thống của Việt Nam như rượu trắng, rượu gạo…cũng được ngâm trong các loại thùng gỗ ngâm rượu để mang lại hương thơm nồng nàn hơn.

Vậy thực sự rượu ngâm thùng gỗ sồi có hương vị tuyệt hảo như lời đồn hay không? Bạn đọc hãy cùng thungruou.net chúng tôi khám phá đáp án cho câu hỏi này trong bài chia sẻ sau đây nhé.

Thùng Rượu
Rượu ngâm trong thùng gỗ sồi

Rượu ngâm trong thùng gỗ sồi 

Theo truyền thống của người châu Âu, các loại thùng đựng rượu bằng gỗ sồi thường được sử dụng để chứa và ủ rượu nhằm tạo nên hương vị tuyệt vời cho các loại rượu. Đây cũng là loại thùng chứa không thể thiếu để tạo nên những loại rượu vang trứ danh thế giới ngày nay. Thông thường, các thùng đựng rượu sẽ được tạo thành từ chất liệu gỗ sồi trắng.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng của các thùng gỗ sồi ngâm rượu cũng như chất lượng của rượu ngâm trong thùng gỗ đựng rượu. Để đảm bảo chất lượng rượu ngon, các cây sồi để tạo thành thùng rượu cần có tuổi thọ từ 80 đến 120 năm. Khi này, các thớ gỗ sồi mới đạt độ chắc chắn tiêu chuẩn và có thể được ứng dụng để tạo nên các thùng đựng rượu hay các đồ nội thất.

Bên cạnh tuổi thọ của các cây sồi, nguồn gốc của loại gỗ này cũng tác động đến chất lượng của các thùng ngâm rượu bằng gỗ. Hai dòng gỗ sồi chủ yếu được sử dụng hiện nay là gỗ sồi Pháp và gỗ sồi Mỹ với cấu trúc gỗ khác nhau của mỗi loại. Sự khác nhau về nguồn gốc sinh trưởng tạo nên hương vị khác biệt của rượu ngâm thùng gỗ sồi. Rượu ngâm thùng gỗ sồi Pháp có vị ngọt và đạm hương vani trong khi rượu ngâm trong thùng gỗ sooig Mỹ có vị gắt hơn do nồng độ acid lactic (axit lactic) trong thân cây này cao gấp 3-4 lần.

Như vậy, có thể thấy rằng, tùy thuộc vào các đặc điểm khác nhau của các thùng gỗ sồi mà rượu ngâm trong các thùng này có hương vị đặc biệt khác nhau.

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn phương pháp ngâm rượu bằng thùng gỗ sồi

Vậy làm thế nào để ủ rượu trong các thùng gỗ sồi thành công? Một trong các điểm quan trọng nhất mà chúng ta cần chú ý khi ngâm rượu trong thùng gỗ sồi chính là việc chuẩn bị các thùng gỗ sồi chất lượng. Sau đó, ta cần tiến hành những công đoạn ủ rượu chính xác để đạt được chất lượng rượu như ý.

Tác dụng của thùng gỗ sồi
Tác dụng của thùng gỗ sồi

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các công đoạn ngâm rượu trong thùng gỗ sồi này nhé.

Bước 1: Kiểm tra chất lượng của thùng gỗ sồi

Trước khi tiến hành ủ rượu, chúng ta cần tiến hành kiểm tra xem các thùng rượu có dấu hiệu bị xước, rò rỉ hay không. Điều này sẽ đảm bảo rượu không bị rò rỉ dần ra ngoài trong quá trình ngâm rượu.

Đồng thời, ta cần kiểm tra xem các thanh gỗ sồi được kết nối với nhau như thế nào. Nếu phát hiện các thùng gỗ sồi có sử dụng keo dán hay hóa chất khi gia công, chúng ta không thể sử dụng loại thùng này. Việc sử dụng hóa chất hay sáp ong để tạo độ kết dính trong gia công thùng gỗ đựng rượu là điều tối kỵ. Ta có thể nhận biết dấu hiệu của các chất kết dính này bằng cách soi đèn pin vào các mối nối giữa các thanh gỗ sồi và kiểm tra kỹ càng. Nếu không, rượu ngâm trong các thùng gỗ sồi kém chất lượng này sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được.

Bước 2: Ngâm thùng gỗ sồi

Tiếp theo, ta đổ đầy nước vào thùng và ngâm các thùng đựng rượu này trong khoảng từ 3 đến 4 ngày. Ta có thể đánh dấu mực nước ban đầu và kiểm tra lại xem sau thời gian ngâm, mực nước có thay đổi hay không. Việc này sẽ giúp kiểm tra xem các thùng gỗ có bị rò rỉ hay không.

Bên cạnh đó, việc ngâm nước giúp các thớ gỗ sồi giãn nở ra. Điều này tạo điều kiện giúp các chất hữu cơ trong gỗ sồi ngấm ra rượu trong quá trình ngâm nhanh hơn.

Bước 3: Ngâm rượu trong thùng

Thùng gỗ đựng rượu
Thùng gỗ đựng rượu chất lượng cao

Sau khi đảm bảo các thùng rượu đạt chuẩn và có thể ngâm rượu, ta sẽ đổ rượu vào thùng. Chú ý, ta chỉ lượng rượu khoảng ¾ dung tích chứa của các thùng đựng. Phần trống trong thùng rượu còn lại sẽ chứa không khí, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các chất hữu cơ từ gỗ sồi và rượu. Đồng thời, việc tiếp xúc với không khí giúp thúc đẩy quá trình oxy hóa, giúp rượu ngâm thùng gỗ sồi đậm đà hơn.

Cuối cùng, ta bảo quản các thùng gỗ sồi này tại những nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, thoán mát để đảm bảo quá trình ủ rượu thành công.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *